ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC GIỮA TẾT TRUNG THU Ở VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC

post

Là một trong những dịp lễ quan trọng trong văn hóa phương Đông, Tết Trung thu ở cả Việt Nam và Trung Quốc đều được diễn ra vào ngày 15/8 Âm lịch. Tuy nhiên Tết Trung Thu tại mỗi quốc gia lại mang đậm những nét văn hóa, phong tục và tập quán khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt và điểm giống nhau giữa Tết Trung Thu ở Việt Nam và Trung Quốc cùng Kinh Đô nhé.

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Trung thu

Do có khá nhiều truyền thuyết truyền miệng nên vẫn chưa thể xác định được chính xác thời điểm khởi nguồn của Tết Trung thu, tuy nhiên dựa trên lịch sử còn sót lại vào thời nhà Lý (Đại Việt – 1121) tại kinh đô Thăng Long đã tổ chức các hoạt động mừng Tết Trung thu như: rước đèn trung thu, múa rối nước, hội đua thuyền. Còn người Trung Quốc cổ đại thì cho rằng Tết Trung thu bắt nguồn từ thời Xuân Thu thời kỳ của nền văn minh lúa nước tại đồng bằng Nam Trung Quốc của Việt Nam, là dịp nghỉ ngơi vui chơi của người nông dân sau vụ mùa.

Đối với người Trung Quốc từ xa xưa, tết Trung thu mang ý nghĩa chúc mừng mùa màng bội thu. Còn tại Việt Nam, Tết Trung thu là dịp thể hiện tấm lòng của người nông dân đối với Mặt trăng. Từ đó có thể thấy, cho dù là ở nơi đâu thì Tết Trung thu cũng đều là dịp để người dân gửi lời tạ ơn trời đất và tổ tiên, đồng thời cầu mong cho sự bình an và hạnh phúc cho gia đình, đặc biệt là đối với trẻ em.

Tết Trung thu xưa qua tranh vẽ Việt Nam

Điểm khác biệt giữa Tết Trung thu ở Việt Nam và Trung Quốc

Tín ngưỡng thờ cúng

Tết Trung thu của cả hai nước đều được tổ chức theo Âm lịch. Từ đó có thể thấy Mặt trăng có ảnh hưởng lớn tới văn hóa, lối sinh hoạt, nông nghiệp của Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên đối với người Việt Nam, hình ảnh mặt trăng gắn liền với mùa vụ nông nghiệp. Còn theo truyền thuyết Trung Quốc mặt trời và mặt trăng là vợ chồng, các ngôi sao là con cái. Mặt trăng mang phần âm là biểu tượng gắn liền với hình ảnh phồn sinh của người phụ nữ.

Mâm cỗ và tục lệ phá cỗ

Mâm cỗ Tết Trung thu ở Việt Nam thường là cỗ ngọt, bao gồm bánh Trung thu, hoa quả, trà hoặc nước chè, và các loại lồng đèn. Bánh Trung thu thông thường sẽ gồm 2 loại: bánh nướng và bánh dẻo. Nước trà hoặc nước chè được sử dụng kèm với bánh vừa để tăng hương vị, đồng thời cũng giảm bớt độ ngọt béo của bánh. Hoa quả được sử dụng thường là các loại quả có sẵn vào mùa thu. Đặc biệt, không thể thiếu quả bưởi được tạo hình chú chó – nét văn hóa quen thuộc của trẻ em Việt Nam. Không chỉ vậy, đèn lồng ông sao, đèn lồng con cá bằng giấy bóng kính cũng là vật trang trí không thể thiếu trong các mâm cỗ.

Trái ngược với Việt Nam, mâm cỗ dịp Tết Trung thu tại Trung Quốc nhiều các món ăn mặn hơn. Ngoài bánh Trung thu, một vài loại trái cây phổ biến, mâm cỗ sẽ có thêm rượu quế hoa, các món ăn mặn được chế biến từ vịt, ốc sông, cua lông,… Đặc biệt, uống rượu quế hoa là việc làm tượng trưng cho sự mong cầu về cuộc sống gia đình hạnh phúc.

Mâm cỗ Tết Trung thu Việt Nam

Các tục lệ khác

Ngoài phong tục thờ cúng và phá cỗ, Tết Trung thu ở cả hai đất nước đều sẽ có chung các hoạt động như ngắm trăng, múa lân, chơi các trò chơi dân gian. Đặc biệt, tại Việt Nam, chúng ta còn có thêm phong tục tặng, biếu bánh Trung thu cho bạn bè, người thân – không chỉ đơn thuần là đem tặng một món quà, mà còn là việc gìn giữ và phát huy một truyền thống văn hóa sâu sắc.

Múa lân Tết Trung thu

Phong tục tặng bánh Trung thu ở Việt Nam

Bánh Trung thu truyền thống Việt Nam thường có hình dáng tròn đầy và nhân bánh thập cẩm, tượng trưng cho sự đủ đầy, đoàn viên, hạnh phúc và sự sum vầy trong dịp lễ. Ngoài ra, bánh Trung thu hiện nay cũng có nhiều sự thay đổi cả về kiểu dáng lẫn nhân bánh để phù hợp hơn với văn hóa hiện đại. Tuy vậy thì việc biếu tặng bánh vào dịp Tết Trung thu không chỉ thể hiện sự quan tâm, trân trọng và tôn trọng đối với người nhận mà còn góp phần gìn giữ những tập tục văn hóa quý báu. Mỗi chiếc bánh được trao tay cùng với những lời chúc tốt đẹp đều mang trong mình những giá trị truyền thống và ý nghĩa sâu sắc, giúp kết nối các thế hệ. 

Bánh Trung thu Kinh Đô – món quà trao tay – thay lời muốn nói

Tết Trung Thu ở Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng nhưng cũng không thiếu sự khác biệt. Mỗi quốc gia đều có những phong tục, truyền thống riêng biệt, tạo nên một không khí Tết Trung Thu rất đặc sắc. Dù ở đâu, Tết Trung Thu luôn là dịp để gia đình đoàn tụ, cùng nhau thưởng thức những món ăn ngon, ngắm trăng và cầu mong cho một năm mới an lành, hạnh phúc.

 

——————–

Website: https://banhkinhdo.com/
Điện thoại: 0981348789
Zalo: 0981348789
Email: thanghoa1695@gmail.com
Địa chỉ: 57 Hạ Đình, P. Thanh Xuân Trung, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội
Page Facebook: https://www.facebook.com/tettrungthukinhdo

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *